Vietnam Việt Nam

114 readers
1 users here now

Vietnam


Community dedicated to discuss everything related to Vietnam. Its culture, its language, its politics and its people.


Rules:

  1. Posts must be in Vietnamese or in English.
  2. Add a flair in the title of every post.

List of flairs:

[News] [Culture] [Discussion]
[Question] [Request] [Guide]

Việt Nam


Cộng đồng dành riêng để thảo luận về mọi thứ liên quan đến Việt Nam. Văn hóa của nó, ngôn ngữ của nó, chính trị của nó và con người của nó.


Quy tắc:

  1. Bài viết phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
  2. Thêm một sự tinh tế trong tiêu đề của mỗi bài đăng.

Danh sách các hội chợ:

[Tin tức] [Văn hóa] [Thảo luận] 
[Câu hỏi] [Yêu cầu] [Hướng dẫn]

founded 3 years ago
MODERATORS
1
2
3
 
 

Bạn đọc thân mến, mình rất buồn khi phải thông báo tới bạn đọc rằng sách Nguồn Cội đã không vượt qua được sự kiểm duyệt vì lý do "nhạy cảm"!

Tác phẩm Nguồn Cội đi rất sâu vào nghiên cứu nguồn gốc dân tộc, vượt qua tất cả những giới hạn về mặt chính trị, lãnh thổ hiện đại để đi tìm tới tận cùng của nguồn gốc người Việt. Nhưng cũng vì lý do đó, mà sách đã bị xem là "nhạy cảm", bởi động chạm tới anh bạn hàng xóm phương Bắc, và cũng vì vấn đề nguồn gốc dân tộc được liệt vào dạng "chủ đề nhạy cảm", không nhiều người dám động tới vấn đề này (chưa nói tới là dám nói lên sự thật) như tác giả đã làm.

Vì lý do đó, mà tác phẩm đã không vượt qua các vòng kiểm duyệt cuối, và tác giả cũng nhận được câu trả lời tương tự từ các nhà xuất bản khác. Do đó, dù admin vô cùng tâm huyết, thậm chí nỗ lực hết sức mình trong đợt Tết vừa rồi để tác phẩm trở nên thật hoàn hảo, các bước xuất bản cũng đã hoàn tất, chỉ chờ giấy phép để chuyển in, nhưng cuối cùng tác phẩm vẫn không thể ra đời. Thực sự là rất buồn, nhưng cũng không còn cách nào khác ngoài chấp nhận.

Tác giả đã gửi mail thông báo tới tất cả những người đặt trước về việc hoàn tiền, mong bạn check mail và điền form như mình đã gửi trong mail cho bạn. Các bạn có nhu cầu đặt ebook có thể đặt ngay trong form đã được gửi.

Tác giả đã nghĩ tới nhiều phương án để bạn đọc vẫn có thể tiếp cận, nhưng chỉ duy nhất một phương án khả thi là bán bản ebook. Ad cũng trăn trở rằng có thể file sách sẽ lọt ra ngoài, nhưng cũng không còn cách nào khác để nội dung sách có thể tới với bạn đọc, vốn là mục đích chính mà admin xuất bản cuốn sách này.

Bạn đọc có thể đặt ebook sách Nguồn Cội tại đây, giá 250k, ebook sẽ được gửi tới bạn trong ngày 20/3/2025 qua mail bạn đã đăng ký.

Link đặt ebook: https://forms.gle/uSx9DJRjoSf2xno97

Cảm ơn sự đồng hành, thấu hiểu và cảm thông của tất cả mọi người!

4
 
 

ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC - phương châm này do một chí sĩ Trung Hoa, theo đạo Tin Lành, là TÔN DẬT TIÊN (Sun Yat-sen: 孫逸仙) khởi xướng!

... Cách đây mấy năm, trước khi bùng dịch bí hiểm, tôi có dịp đến thăm Khu lưu niệm chí sĩ Phan Bội Châu ở Nam Đàn xứ Nghệ. Tôi không khỏi cảm khái mà nhớ tới lúc còn sống (theo sử ghi lại) chí sĩ Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng thuyết "Tam Dân" ( tam dân chủ nghĩa: 三民主義) của Tôn Dật Tiên.

Bậc chí sĩ họ Tôn, bên Trung Hoa tôn là "quốc phụ", là người lập nên Trung Hoa dân quốc (Republic of China) vào năm 1911-1912.

"ĐỘC LẬP / TỰ DO / HẠNH PHÚC" là do chính Tôn Dật Tiên khởi xướng vào đầu thế kỷ 20:

ĐỘC LẬP dân tộc (獨立 民 族)

TỰ DO dân quyền (自由 民權)

HẠNH PHÚC dân sanh (幸福 民生)

Công lao Tôn Dật Tiên lập nên nền cộng hòa lớn tới mức không chỉ Đài Loan (Trung Hoa dân quốc) mà cả chế độ Bắc Kinh của đảng CSTQ cũng ghi nhận (ghi hẳn vào trong Lời mở đầu của Hiến pháp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa).

Theo Peter Barry, việc Tôn Dật Tiên theo Cơ Đốc giáo ảnh hưởng sâu sắc tới những lí tưởng kiến quốc mà ông hằng theo đuổi.

(trong cuốn "Sun Yat-sen and Christianity": "Tôn Dật Tiên và Cơ Đốc giáo")


(Cột trái): Gian chánh tưởng niệm chí sĩ Phan Bội Châu

(cột phải, trên): Nhà phục dựng tại Khu lưu niệm Phan Bội Châu

(cột phải, dưới): Khu tưởng niệm Tôn Dật Tiên tại Đài Loan.

5
 
 

📢 Miễn phí tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn & các bảo tàng tại Đà Nẵng trong 3 ngày đặc biệt! 🎉

✨ Tin vui cho du khách và người dân Đà Nẵng! Đà Nẵng sẽ miễn phí tham quan Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn và các bảo tàng lớn: Bảo tàng Mỹ Thuật, Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Bảo tàng Đà Nẵng trong 3 ngày quan trọng của năm 2025:

📅 Lịch miễn phí tham quan:

✔ 29/3/2025 – Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng

✔ 07/4/2025 (10/3 âm lịch) – Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

✔ 02/9/2025 – Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Đặc biệt: Bảo tàng Đà Nẵng mới (42 - 44 Bạch Đằng & 31 Trần Phú) sẽ được miễn phí tham quan đến khi có quy định mức thu phí mới.


Free Entry to Marble Mountains & Museums in Da Nang on 3 Special Days! 🎉

Great news for tourists and locals! Da Nang will offer free entry to the Marble Mountains Scenic Area and major museums in the city on three important days in 2025:

📅 Free Admission Dates:

✔ March 29, 2025 – Da Nang Liberation Day

✔ April 7, 2025 (10th day of the 3rd lunar month) – Hung Kings' Commemoration Day

✔ September 2, 2025 – Vietnam’s National Day

Special Notice: The new Da Nang Museum (42 - 44 Bach Dang & 31 Tran Phu) will remain free to visit until a new fee regulation is issued.

📌 Don't miss this chance to explore Da Nang’s cultural and historical treasures for free!

6
 
 

Lóng rày trên mạng đồn rùm lên về việc sáp nhập, trong đó tên gọi SÀI GÒN sẽ trở lại trong định danh thành phố (?). Nhà nước chưa có thông báo chánh thức, thành thử không cần bàn về tin đồn này làm chi!

Điều tôi mong muốn chia sẻ là hai chữ "SÀI GÒN" cho đến hiện nay vẫn sống trong ký ức biết bao thế hệ...

TÊN GỌI "SÀI GÒN" CÓ TRƯỚC 1 THẾ KỶ RƯỠI SO VỚI TÊN GỌI "HÀ NỘI"

/1/ Vào năm 1834, Hoàng đế Minh Mạng ban hành tên gọi "Hà Nội" (河內).

/2/ Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn có đoạn ghi chép như sau: “Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và Lũy Sài Gòn vào NĂM 1674”. Hai chữ 柴 棍 được dùng, để ghi cách gọi là: “SÀI GÒN”.

/3/ “SÀI” được viết: 柴. Ở đây, chữ Nôm được cấu tạo theo cách “đồng âm dị nghĩa”.

柴: âm Hán-Việt là “sài”, âm Nôm cũng đọc “sài” (đồng âm); nghĩa của “sài” (Hán-Việt) là củi khô, cành khô.

"GÒN” được viết: 棍 . Ở đây, chữ Nôm cấu tạo theo lối “dị âm dị nghĩa”.

棍: âm Hán-Việt là “côn”, nhưng âm Nôm đọc thành “GÒN” (dị âm); nghĩa của “côn” (Hán-Việt) là cây gậy.

/4/ Không lẽ, nếu mang nghĩa trong Hán-Việt, sẽ là ..."cây gậy củi", "củi gậy"?

Chúng ta đang đứng trước một qui luật gọi là “tiếp biến ngôn ngữ”, như sau:

4a) Vào năm 1620, vua Chân Lạp là Chey Chettha II lấy công chúa Ngọc Vạn, ái nữ của chúa Nguyễn Phước Nguyên, mở ra cơ hội cho người Việt thâm nhập vào đồng bằng châu thổ sông Mekong bấy giờ thuộc Chân Lạp.

Năm 1623, vua Chân Lạp đồng thuận theo yêu cầu của chúa Nguyễn là chúa Nguyễn có quyền mở những trạm thu thuế tại vùng Prey Nokor.

4b) “Prey” ព្រៃ, nghĩa là “rừng rậm”; “Nokor” នគរ, nghĩa là “vùng, hoặc vương quốc".

“Prey” phát âm gần với /rai/, “nokor”: /no/ đọc lướt, rất nhẹ, /kor/ phát âm gần với /gor/. => Prey Nokor đọc gần như /rai gor/. Trong cuốn Histoire de la Mission Cochinchine (Lịch sử truyền giáo ở Nam Kỳ), năm 1747, có ghi chép: “vùng Rai Gon”... biến âm “Rai Gon” thành “Sài Gòn”.

Đến đây, quí bạn ắt tỏ tường về “nguyên tắc dị nghĩa” trong cấu tạo hai chữ Nôm 柴 棍 :

  • Phiên âm từ “Prei” thành “SÀI”, ghi lại như sau: 柴, mang nghĩa là “rừng rậm” (dị nghĩa so với nghĩa gốc “củi” của 柴);

  • Phiên âm từ “Nokor” thành “GÒN”, ghi lại như sau: 棍 , mang nghĩa là “vùng” hoặc “vương quốc” (dị nghĩa so với nghĩa gốc “cây gậy” của 棍).

/5/ Lưu dân người Việt đã có mặt nơi đây còn lẻ tẻ, nhưng thành “đợt”, “luồng lưu dân” có qui mô là vào NĂM 1658 (sau khi công chúa Ngọc Vạn đã trở thành hoàng hậu Chân Lạp).

Lưu dân người Việt đã gọi biến âm "Prey Nokor" thành "Sài Gòn". Cách gọi "SÀI GÒN" được thấy xuất hiện, ghi lại trong Phủ biên tạp lục (nêu ở phần đầu bài viết): "... vào NĂM 1674".

Như vậy, tên gọi "Hà Nội" được đặt vào năm 1834, tên gọi "SÀI GÒN" đã xuất hiện trước năm 1674, có thể là vào năm 1658. Tức là "SÀI GÒN" đã có trước tên gọi "Hà Nội" khoảng 160-170 năm!


Hình ảnh (cột trái, trên): Bài SÀI GÒN trích trong sách DẤU (tác giả Nguyễn Chương-Mt - Dương Kiều)


  • Ghi chú thêm:

Vào năm 1679, chúa Nguyễn đã cho Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch gốc Quảng Đông kéo hơn 3.000 người vào định cư, lập nghiệp tại vùng lãnh thổ này.

Tức là người Tàu đến đây SAU người Việt ít nhứt hai mươi năm (1679 so với 1658).

Người Tàu (gốc Quảng Đông) nghe người Việt đọc tên vùng này là “Sài Gòn” => họ phiên âm qua tiếng Quảng Đông, đọc hao hao là "Xây Gồng" => họ ghi phiên âm bằng chữ Hán: 西 貢.

Hai chữ 西 貢, đọc theo âm Quảng Đông là /Xây Gồng/, âm Hán-Việt của hai chữ này là "Tây Cống".

  • Trình tự trước sau theo thời gian:

cách đọc của người Khmer: Prey Nokor ព្រៃ នគរ => cách đọc của người Việt: SÀI GÒN (chữ Nôm: 柴棍) => sau đó, mới có cách đọc của người Tàu (người Minh hương): "Xây Gồng" (西貢, "Tây Cống" theo âm Hán-Việt).

7
 
 

This link has been removed from the original site.

One can read the similar news in https://cafef.vn/shopee-gay-tranh-cai-khi-thay-doi-chinh-sach-ship-cod-tu-ngay-11-3-188250310094432875.chn

"According to an announcement from Shopee Food, the information regarding the cash-on-delivery amount for an order will be temporarily hidden until the driver calls the recipient to confirm delivery and swipes 'Picked up'. This policy is implemented to enhance security and improve the service experience for customers."

"Hiding the payment amount can cause problems during delivery. Many customers don't remember the exact amount they need to pay, and if I can't tell them beforehand, they might become suspicious. Moreover, if it's a large order and the shipper doesn't have enough money to advance, what should they do?" shared Tuan, a delivery driver in Ho Chi Minh City.

8
9
10
11
12
13
14
15
 
 

Even more based.

16
17
18
 
 
19
20
21
22
23
24
 
 

Minister of Industry and Trade Nguyen Hong Dien has committed close collaboration with the Cuban Embassy in Vietnam to effectively carry out bilateral cooperation activities, contributing to deepening Vietnam – Cuba economic and trade ties.

25
view more: next ›